Đột quỵ có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Tầm soát đột quỵ sớm là cách hiệu quả giúp mỗi người chủ động giảm thiểu rủi ro do đột quỵ, bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Tầm soát đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm đột ngột. Tình trạng này khiến não bị tổn thương, các tế nào não chết hàng loạt trong thời gian ngắn do thiếu oxy và dinh dưỡng.
Có 2 nhóm đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (tình trạng tắc nghẽn trong động mạch) và đột quỵ do xuất huyết não (Vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất).
Đột quỵ có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề như liệt, lú lẫn, trầm cảm, mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, bệnh lý huyết khối tắc mạch, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, mất khối cơ,… Nếu không can thiệp kịp thời, người bị đột quỵ còn có thể bị tàn phế hay thậm chí là tử vong.
Đột quỵ có thể được phòng ngừa thông qua việc tầm soát các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân gây tắc mạch máu não hoặc chảy máu não như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh van tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, dị dạng mạch máu não,… Các gói tầm soát đột quỵ thường bao gồm các xét nghiệm, chẩn đoán như chụp MRI đầu – não, xét nghiệm công thức máu, siêu âm tim mạch,…
Sau quá trình tầm soát và kiểm tra sức khỏe, nếu người bệnh đang gặp phải các yếu tố nguy cơ hay vấn đề sức khỏe liên quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hoặc các lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt để có thể phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Ai cần tầm soát đột quỵ?
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ hoặc từng bị đột quỵ;
- Mắc các bệnh lý như các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), đái tháo đường, đau nữ đầu, bệnh lý tim mạch, hẹp động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại vi, chứng ngưng thở khi ngủ,…;
- Cao huyết áp;
- Bị thừa cân, béo phì, hàm lượng cholesterol cao;
- Sử dụng viên uống tránh thai;
- Sử dụng hormone sau mãn kinh;
- Ít vận động, luyện tập thể dục thể thao;
- Có lối sống kém lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia hoặc các chất có cồn, hay hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Phương pháp tầm soát nguy cơ đột quỵ
Để bắt đầu quá trình tầm soát đột quỵ, bác sĩ lâm sàng sẽ thăm khám, hỏi về các yếu tố nguy cơ mà bạn đang có, chẳng hạn như bạn đã từng bị đột quỵ hay chưa, gia đình có ai từng bị đột quỵ không, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như thế nào,…
Sau đó, bác sĩ sẽ đo huyết áp, nghe nhịp tim bằng ống nghe, đo chỉ số khối cơ thể (BMI = kg/m2) và đưa ra đánh giá sơ bộ về sức khỏe xem có bất thường về nhịp tim không, có tăng huyết áp hay có bị thừa cân không. Tiếp theo, bạn sẽ được xét nghiệm máu cũng như thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để tầm soát đột quỵ.
Với mong muốn mang đến dịch vụ y tế cao cấp cho khách hàng đến khám tầm soát sức khỏe tim mạch cũng như trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, Phòng khám Đa khoa Minh Hải thường xuyên cập nhật các phương pháp chẩn đoán hiện đại, mang lại hiệu quả điều trị cao và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Phòng khám Đa khoa Minh Hải được đầu tư hệ thống trang thiết bị cao cấp, nhập khẩu từ các nước tiên tiến… để phục vụ chẩn đoán và điều trị như: máy siêu âm màu 4D, 5D, Hệ thống máy X-quang kỹ thuật số - Hệ thống xét nghiệm hiện đại... Cũng là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại những bệnh viện lớn như: Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Cà Mau..., luôn tận tâm, nhiệt huyết với nghề.
Bên cạnh đó, Phòng khám Đa khoa Minh Hải được thiết kế theo mô hình khách sạn với các dịch vụ cao cấp, mang tới sự thoải mái và an tâm nhất cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện, chu đáo, sẵn sàng hỗ trợ và chăm sóc tận tình người bệnh.
Nếu quý khách gặp vấn đề về sức khỏe hoặc khám sức khỏe tổng quát định kỳ, vui lòng đến ngay Phòng khám Đa khoa Minh Hải hoặc gọi qua tổng đài chăm sóc khách hàng của phòng khám 0833 99 13 19 (bấm phím 1) để được hỗ trợ kịp thời.